TIN TỨC

Thiết kế và thi công cổng nhôm biệt thự tại Đồng Nai

Nhận thấy nhu cầu thẩm mỹ về ngoại thất tại Đồng Nai ,đang được nhiều khách hàng quan tâm, mỗi khi công trình biệt phủ, lâu đài sắp hoàn thành khách hàng có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công cổng nhôm biệt thự mà không biết tìm công ty nào. Nhôm đúc Tiến Phát là công ty chuyên thiết kế và thi công cổng nhôm biệt thự, hàng rào nhôm đúc giá rẻ bao mọi chi phí lắp đặt tại nhà được nhiều khách hàng tin tưởng tại các thì trường như: TP HCM ( sài gòn) Hà Nội, Bình Dương, Long An…

Để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng tại thị Trường Đồng nai luôn là đề tài mà chúng tôi băn khoăn trong thời gian qua,đến tháng 4 năm 2015 Nhôm đúc Tiến Phát đã chính thức đưa các sản phẩm từ nhôm đúc về Đồng Nai.Với mục đích thiết kế, thi công tạo thêm sức sống cho ngôi nhà của bạn.

thiet-ke-va-thi-cong-cong-nhom-biet-thu-tai-dong-nai

Việc thiết kế và thi công nhôm đúc là cực kì khó khăn, Nhưng khi bạn tới với nhôm đúc Tiến Phát chúng tôi có thể thiết kế cho bạn hàng trăm mẫu cổng hợp với phong cách nhà của bạn tha hồ cho bạn lựa chọn. Hơn nữa đơn vị thi công có tay nghề trrong nhiều năm nên việc lắp ráp hoàn thịên sản phẩm cho quý khách hàng thì hoàn toàn chuyên nghiệp, độc đáo, đẹp mắt.

 

Quy trình làm ra 1 chiếc cổng nhôm đúc đẹp

 

Bước 1: Hoàn thiện thiết kế

Khách hàng có thể tham khảo các mẫu cổng nhôm đúc có sẵn hoặc lên sử dụng thiết kế riêng dành cho ngôi nhà của mình. Bạn cần cung cấp kích thước cổng mong muốn cho bên sản xuất chính xác. Bên cạnh đó, cũng cần lựa chọn kiểu dáng cổng phù hợp với không gian của nơi sử dụng.

Ở bước này, bạn cũng cần bàn bạc chi tiết với bên thi công về vật liệu sử dụng, giá thành và ngày dự tính hoàn thành.

Bước 2: Nấu nhôm

Cổng đúc nhôm sử dụng vật liệu hợp kim nhôm để làm cổng với nhôm phải chiếm trên 85% trên tổng số, 15% còn lại là Cu, Si, Mg, Mn, keo,… Tùy thuộc đặc tính của từng mẫu cổng, diện tích đúc, cách gia công sản phẩm như thế nào mà tỷ lệ nhôm sẽ thay đổi vào việc cao hay thấp hơn. 

Vì cổng nhôm đúc không cần có quá nhiều đường uốn cong nên tỷ lệ nhôm sẽ thấp hơn những thành phẩm hàng rào hay ban công.

Có hai cách nấu nhôm đang được áp dụng hiện nay là nấu nhôm bằng than và nấu nhôm bắng điện. Với cách nấu bằng than sẽ tiếp kiệm được chi phí nhưng khó kiểm soát đưpjc nhiệt độ đạt chuẩn như mong muốn. Ngược lại, nấu nhôm bằng điện đảm bảo không gây ra lỗi sản phẩm, không bị cong vênh và bề mặt được mịn màng.

Bước 3: Đúc khuôn mẫu

Ban đầu sẽ làm khuôn mẫu gỗ trước, đây là bước cực kỳ quan trọng cần độ chính xác cao trong từng chi tiết nhỏ nhất. Thợ sẽ đo đạc chính xác kích thước vị trí 2 cột nơi cần lắp cổng và bắt đầu tạo ra khuôn. Dựa vào bản thiết kế đã phê duyệt, thợ cần tạo ra khuôn gốc với các hoa văn có hồn và sắc nét.

Một khuôn đúc gỗ đạt yêu cầu cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn:

  • Hoa văn có hồn, họa tiết sắc nét
  • Độ rút khuôn phải tốt
  • Kích thước chính xác với bản vẽ

Thời gian để hoàn thiện đúc khuôn gỗ sẽ mất khoảng từ 14 đến 20 ngày và cần thợ có tay nghề cao mới làm ra khuổn chuẩn được. 

Bước 4: Chế tác cổng theo mẫu

Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các khâu chuẩn bị từ vật liệu đã đun đến khuôn gỗ đã xong thì bắt đầu vào công đoạn chính là chế tác cổng. Đây là bước quan trọng nhất mà cần người thợ phải tỉ mỉ trong từng bước thì mới cho ra thành phẩm chất lượng, đẹp mắt. 

Tùy thuộc vào công nghệ làm cổng nhôm đúc mà với bước này sẽ có những thao tác khác nhau. Bạn có thể tham khảo những công đoạn được áp dụng cách đúc chân không dưới đây.

  • Phủ màng lên khuôn: Thợ sẽ phủ một lớp màng lên khuôn gỗ bằng hệ thống đèn nhiệt, nhiệt độ sẽ giúp tấm màng với chất liệu Platics ép sát vào khuôn. Yêu cầu cần đạt được là lớp màng ép đủ vào mọi chi tiết vừa khít theo đúng mẫu để khi cát đổ vào được chính xác nhất, tránh tình trạng thiếu, mất họa tiết.
  • Định hình lớp màng: Để có được độ chính xác cao nhất thì thợ cần thêm sự hỗ trợ có máy hút chân không. Không khí được loại bỏ hết giúp lớp màng càng áp sát khít toàn bộ với bề mặt khuôn hơn.
  • Đổ cát và tạo khuôn: Cát chuyên dụng được sử dụng trong làm cổng nhôm đúc sẽ đổ đầy vào bên trong để tạo hình khuôn. Sau khi đổ xong cũng sử dụng máy hút chân không để loại bỏ hết không khí ra bên ngoài.
  • Nhấc khuôn ra khỏi mẫu: Khi cát được đổ đầy thì sẽ tác khuôn cát ra khỏi bề mặt mẫu. Ở giai đoạn này cần sư trợ giúp của máy hút chân không và máy nén cát.
  • Ghép khuôn cát: Hai mặt khuôn cát đã được nhấc ra khỏi sẽ đem ghép với nhau để tạo thành hình hoàn chỉnh.
  • Tiến hành đúc: Sử dụng vật liệu nhôm đã được đun nóng chảy đổ vào khuôn cát đã ghép hoàn hình và đợi.
  • Làm nguội: Để làm nguội sản phẩm cần mất thời gian khoảng 7 ngày haowjc có thể lâu hơn.
  • Hoàn thành: Khi hợp kim nhôm đã khô hoàn toàn, thợ thổi khí vào trong khuôn để tháo dỡ khuôn cát và lấy cổng ra ngoài.

Chú ý

Có một lưu ý nhỏ trong quá trình đúc cổng nhôm ở giai đoạn này chính là phần lớp bản lề. Thợ sẽ cần lắp bản lề vào cùng lúc chứ không đợi đến khi đúc xong mới gắn bản lề vào. Bởi lẽ, cổng nhôm đúc được thực hiện nguyên cánh với dạng đúc đặc với sức nặng lớn nên để đảm bảo độ bền thì cần gắn bản lề từ sớm. 

Đồng thời trong quá trình rót hợp kim nhôm cần nhẹ nhàng, không quá mạnh tay vì có thể khiến sản phẩm đúc bị biến dạng hoặc mất chi tiết.

Với những lỗi nhỏ có thể khắc phục bằng cách hàn nhưng với lỗi lớn thì khó có thể sửa bởi nó gây ảnh hướng đến độ bền của sản phẩm. Vậy nên giai đoạn này cần thợ tay nghề cao, đạt độ chính xác cao thực hiện.

Bước 5: Sơn cổng

Sau khi làm cổng nhôm đúc đã hoàn thành, việc cuối cùng trước khi tiến hành thi công xây dựng chính là bước sơn cổng. Với khí hậu nóng ẩm của nước mình, bạn cần sử dụng loại sơn phủ tốt để tránh tình trạng han gỉ, oxy hóa xảy ra. Hơn nữa, cổng nằm ở bên ngoài, không được che chắn nên chiun tác động lớn của môi trường nên việc chọn loại sơn cần đặc biệt chú ý.

Và để đạt được những tiêu chuẩn đó, thì cần sơn khoảng 5 lớp sơn như sau:

  • Sơn lót xám: Tăng độ bền cho cổng
  • Sơn màu lớp 1: Sơn cần có độ cứng, độ khô để đảm bảo không bị bong tróc
  • Phủ keo: Lớp keo đặc biệt sẽ giúp bảo vệ lớp màu được bền đẹp lâu hơn
  • Lớp sơn màu thứ 2: Đây là lớp sơn quan trọng nhất quyết định đến tính thẩm mỹ của cổng, vậy nên cần chú trọng trong việc chọn sơn và thợ sơn.
  • Phủ keo: Phủ thêm một lớp keo để bảo vệ lớp sơn không bị xuống màu

Mặc dù vậy, khách hàng vẫn có thể thay đổi việc sơn cổng nhôm đúc tùy vào kinh tế của mình, giảm xuống còn 3 – 4 lớp sơn. Việc sử dụng các chất sơn khác nhau cũng sẽ thay đổi đến độ bền và giá thành cổng.

Bảng giá cổng nhôm đúc rẻ nhất hiện nay

Giá cổng đúc nhôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: vật liệu, loại sơn, kích thước, mẫu mã,… Chính vì vậy để biết được cổng nhôm đúc giá bao nhiêu chính xác nhất, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Cổng Đúc Tiến Phát  để được báo giá.

Dưới đây là bảng báo giá tham khảo một số loại cổng nhôm đúc cho khách hàng tham khảo.

  • Cổng nhôm đúc chân không: 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ/m2
  • Cổng nhôm đúc nguyên khối sử dụng sơn ô tô: 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ/m2
  • Cổng nhôm đúc mạ đồng: 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ/ m2
  • Cổng nhôm đúc ghép: 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ/m2

Thông tin liên hệ: 

Địa chỉ : DE1 - Thới Hòa - Bến Cát - Bình Dương

Hotline: 0964.447.669

Facebook : Website http://congnhombietthu.com/ 

Xemthem

 

 

 

Hotline tư vấn miễn phí: 0964447669
Zalo
Zalo